No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
video
thống kê truy cập
  • Đang online: 70
  • Hôm nay: 402
  • Trong tuần: 3 302
  • Trong tháng: 18 434
  • Tất cả: 594968
Lượt xem: 298
Giải pháp phát huy vai trò của Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu
Vĩnh Châu là một thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích tự nhiên là 473,13 km2, dân số là 166.517 người, có 03 dân tộc sinh sống đan xen nhau là Kinh, Hoa, Khmer. Đơn vị hành chính có 04 phường và 06 xã, gồm: Phường 1, Phường 2, phường Vĩnh Phước, phường Khánh Hòa, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân,  xã Vĩnh Hiệp, xã Hòa Đông, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải với 97 ấp, khóm. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 97 Tổ hòa giải với 472 thành viên, trong đó có 367 nam, 105 nữ.  

Trong 06 tháng đầu năm 2020, các Tổ hòa giải trên địa bàn thị xã đã tiếp nhận hòa giải 211 vụ, đưa ra hòa giải 207 vụ, hòa giải thành 146 vụ (đạt tỷ lệ 70,53%).  So với 6 tháng đầu năm 2019, số vụ đưa ra hòa giải tăng 153 vụ, số vụ hòa giải thành tăng 111 vụ (tỷ lệ hòa giải thành tăng 5,72%). 

Có được kết quả này là nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, quan tâm xây dựng củng cố Tổ hòa giải, tạo điều kiện cho các thành viên trong Tổ hòa giải được nâng cao kiến thức, kỹ năng hòa giải; sự quan tâm của Sở Tư pháp, hướng dẫn, cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn thường xuyên cho lực lượng làm công tác hòa giải ở cơ sở hằng năm; sự tận tâm, nhiệt huyết của các thành viên trong các Tổ hòa giải, đặc biệt là Trưởng ban nhân dân các khóm, ấp trên địa bàn đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác hòa giải.

Để đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở gắn liền với phát huy vai trò của Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Một là, Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp phải tham gia đầy đủ các buổi hòa giải tranh chấp tại địa phương, vì Trưởng ban là người có uy tín, được nhân dân tại địa phương tín nhiệm nên khi tham gia hòa giải, sẽ dễ dàng thuyết phục được các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận.

- Hai là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho Trưởng ban nhân dân các khóm, ấp. Trong công tác hòa giải, ngoài uy tín của mình thì các Trưởng ban cũng cần phải có kỹ năng hòa giải, phải nắm vững các quy định của pháp luật đối với vụ việc cần hòa giải để hướng các bên tranh chấp đi đến thỏa thuận hợp tình, hợp lý.

- Ba là, triển khai thực hiện mô hình Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải. Khi cơ cấu Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thì sẽ buộc các Trưởng ban phải tham gia đầy đủ các buổi hòa giải tranh chấp ở cơ sở, đồng thời các Trưởng ban cũng sẽ tự giác nâng cao trách nhiệm của mình hơn trong công tác hòa giải tại địa phương (hiện tại, trên địa bàn thị xã có 83 người là Trưởng Ban nhân dân kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải). Ngoài ra, việc thực hiện mô hình Trưởng Ban nhân dân kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải còn giúp tinh gọn cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban nhân dân khóm, ấp tại các địa phương.

Ngoài ba giải pháp nêu trên, chính quyền địa phương cần phải có cơ chế hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các Trưởng ban nhân dân tham gia công tác hòa giải. Hiện nay, các tranh chấp dân sự trong nhân dân ngày càng tăng, các quan hệ tranh chấp càng ngày càng phức tạp đòi hỏi người chủ trì giải quyết hòa giải cần phải có thời gian tìm hiểu vụ việc, nghiên cứu pháp luật thì mới có thể đưa ra phương hướng hòa giải thấu tình, đạt lý, do đó chính quyền địa phương cần phải có cơ chế hỗ trợ kinh phí hợp lý để tạo động lực cho các Trưởng ban.

                                      Minh Tâm (Phòng Tư pháp thị xã Vĩnh Châu)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH SÓC TRĂNG
(Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 14/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông cấp)
Địa chỉ: 197 Hùng Vương, Phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 02993.825001
Email: banbientap.pbgdplst@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung