No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
video
thống kê truy cập
  • Đang online: 46
  • Hôm nay: 1533
  • Trong tuần: 4 432
  • Trong tháng: 19 564
  • Tất cả: 596098
Lượt xem: 106
Giải pháp, nguồn lực thực hiện phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 05/02/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 245/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Quyết định đã đưa ra 09 nhóm giải pháp để thực hiện như sau:

1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý

Hoàn thiện và tăng cường năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân. Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân.

2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử

(1) Rà soát, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - xã hội;

(2) Rà soát, hoàn thiện, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc, tập trung ưu tiên nhân lực chất lượng cao;

(3) Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực;

(4) Xây dựng các quy định và hướng dẫn lựa chọn địa điểm lưu giữ tạm thời, địa điểm lưu giữ và chôn lấp lâu dài cấp quốc gia chất thải phóng xạ và các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

(1) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đủ năng lực để tiếp nhận các công nghệ, kỹ thuật mới trên cơ sở tận dụng các nguồn lực hiện có; tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

(2) Ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phù hợp với định hướng quy hoạch và cử đi đào tạo sau đại học ở các nước phát triển về năng lượng nguyên tử. Cử cán bộ trẻ tham gia các khóa đào tạo, thực tập khoa học tại các cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển.

(3) Đa dạng hóa các loại hình đào tạo trên cơ sở chuẩn hóa quy trình đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên bức xạ và người làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn;

(4) Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, trình độ quản lý, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng, quản lý và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án ứng dụng bức xạ;

(5) Xây dựng và triển khai đề án/dự án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về số lượng, trình độ, chuyên ngành và chuyên gia có trình độ cao. Thiết lập và triển khai thực hiện các kế hoạch trao đổi nhân lực giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của các bộ, ngành; phối hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và thực hành tại các cơ sở ứng dụng, các doanh nghiệp;

(6) Đẩy mạnh các chương trình đào tạo ngoài nước về năng lượng nguyên tử thông qua các đề án và hợp tác với các tổ chức quốc tế (IAEA, JINR, ANSN, EURATOM,...) và các tổ chức nghiên cứu và đào tạo tiên tiến về năng lượng nguyên tử ở nước ngoài.

4. Giải pháp về xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

(2) Tăng cường nghiên cứu, thiết kế chế tạo, sản xuất một số loại trang thiết bị phục vụ ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ;

(3) Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, liên doanh liên kết giữa các cơ sở bức xạ và cơ sở tiến hành công việc bức xạ, các viện nghiên cứu và các trường đại học phục vụ phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; phát huy tối đa hiệu quả của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia trong việc hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ của ngành năng lượng nguyên tử; tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ, cung cấp và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới; xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra, xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

(4) Đầu tư nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, tiếp nhận và phát triển công nghệ chuyển giao nhằm sử dụng thành thạo và ứng dụng hiệu quả kỹ thuật bức xạ và hạt nhân. Đối với các lĩnh vực trọng điểm, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù và xem xét hỗ trợ vốn phát triển ứng dụng.

(5) Phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia, trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ tại các địa phương; xây dựng mới các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế thuộc Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân;

(6) Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý thông tin, dữ liệu, hình ảnh; Phát triển năng lực nghiên cứu về năng lượng hạt nhân, đẩy mạnh hợp tác quốc tế;

(7) Xây dựng tiềm lực phát triển công nghệ và kỹ thuật sản xuất thuốc phóng xạ đáp ứng nhu cầu thực tế và phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới;

(8) Đẩy mạnh hợp tác giữa các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, bệnh viện, liên doanh với các công ty nước ngoài, nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật bức xạ và hạt nhân tiên tiến phục vụ các ngành kinh tế - xã hội.

5. Giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân

(1) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, an ninh hạt nhân;

(2) Tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật về đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân;

(3) Quản lý an toàn chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Loại bỏ dần các thiết bị bức xạ lạc hậu, khuyến khích ứng dụng các thiết bị bức xạ công nghệ cao, tiên tiến;

(4) Tăng cường kiểm soát công tác đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng và thực hiện văn hóa an toàn, an ninh hạt nhân tại các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động sử dụng nguồn bức xạ.

6. Giải pháp về nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng

(1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và nhân dân về vai trò của ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

(2) Tạo ra nhận thức và sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn của các tầng lớp xã hội và các tổ chức liên quan về tính chất, đặc điểm, sự cần thiết và lợi ích của ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội và về yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân, góp phần duy trì và nâng cao sự đồng thuận của công chúng cho phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(3) Rà soát cơ chế, chính sách về truyền thông nâng cao nhận thức về năng lượng nguyên tử; đổi mới nội dung và phương thức truyền thông; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông;

(4) Xây dựng và triển khai đề án/dự án về thông tin, truyền thông năng lượng nguyên tử;

(5) Tăng cường hoạt động và khai thác hiệu quả thế mạnh của các phương thức truyền thông truyền thống kết hợp với truyền thông hiện đại và hệ thống phòng trưng bày.

7. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế

(1) Tăng cường, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận song phương đối với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(2) Tăng cường năng lực thực thi các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân mà Việt Nam đã tham gia;

(3) Đẩy mạnh các chương trình đào tạo ngoài nước thông qua hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến về năng lượng nguyên tử. Hình thành mạng lưới quốc tế về nhân lực làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, chú trọng chuyên gia giỏi người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, để chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ;

(4) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ về ứng dụng năng lượng nguyên tử, gắn hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử với hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế về kinh tế, hướng vào các đối tác có công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(5) Đẩy mạnh xây dựng, thực hiện chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực, kinh nghiệm cho phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong ngành năng lượng nguyên tử; tiếp tục vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị;

(6) Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin trong các cơ chế hợp tác đa phương, các điều ước quốc tế nhằm nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo và ứng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường hay sự cố bức xạ xuyên biên giới.

8. Giải pháp về đầu tư, tài chính và huy động vốn

(1) Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để thực hiện các nội dung và nhiệm vụ của Quy hoạch, thực hiện trên cơ sở căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, tiêu chí, định mức quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành để bố trí nguồn kinh phí thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

(2) Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(3) Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, đào tạo nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

(4) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, các quy định pháp luật khác có liên quan cho các dự án phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(5) Ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình/dự án quan trọng, ưu tiên; phát triển, mạng lưới cảnh báo và quan trắc phóng xạ môi trường;

(6) Nhà nước đầu tư và có cơ chế khuyến khích, ưu đãi phù hợp để các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tham gia đầu tư các phòng thí nghiệm chuyên ngành.

9. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch

(1) Tổ chức công bố Quy hoạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(2) Xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(3) Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện Quy hoạch; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của Quy hoạch;

(4) Báo cáo về hoạt động quy hoạch và đánh giá thực hiện Quy hoạch theo quy định tại Điều 32, 33 Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử;

(5) Tăng cường kiểm tra và giám sát thực hiện Quy hoạch bảo đảm đúng quy định; phát huy vai trò của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giám sát thực hiện Quy hoạch;

(6) Tăng cường vai trò của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia trong việc nghiên cứu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy hoạch.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

Tấn Hòa

 

1 2 3 4 5  ... 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH SÓC TRĂNG
(Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 14/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông cấp)
Địa chỉ: 197 Hùng Vương, Phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 02993.825001
Email: banbientap.pbgdplst@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung