Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025
Theo đó, Kế hoạch ban hành nhằm mục đích:
(1) Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chung sức, đồng lòng, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2025 của Bộ, ngành Tư pháp, trong đó, trọng tâm là Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ.
(2) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
(3) Bồi dưỡng, nhân rộng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực công tác trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo sự lan tỏa trong phong trào thi đua yêu nước của các cơ quan tư pháp địa phương, Cụm thi đua và toàn ngành Tư pháp.
Phong trào thi đua theo chuyên đề được phát động với chủ đề “Đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, tinh gọn, hiệu quả, thi đua về đích sớm các nhiệm vụ được giao”, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:
1. Công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật-Triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Chú trọng soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng tiến độ, chất lượng.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tổ chức thẩm định hiệu quả các chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xâydựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời đối với các văn bản có quy định trái pháp luật thông qua tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; tham mưu kịp thời xử lý văn bản quy phạm pháp luậttheo đúng quy định của pháp luật sau khi nhận được kết luận kiểm tra văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
- Triển khai hiệu quả công tácrà soát văn bản quy phạm pháp luật; phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội được phát hiện qua rà soát; tham mưu kịp thời công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực định kỳ hàng năm theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật: Công tác xây dựng thể chế, công tác phối hợp, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này tại cấp huyện.
3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
- Tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ được phân công về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết khác.
- Có ý kiến đối với các vụ việc về xử lý vi phạm hành chính phát sinh trên thực tế có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (nếu có), kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2025; Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2025; Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tăng cường xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
4. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy
- Tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Sở Tư pháp theo quy định.
- Tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật; bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức của Sở theo yêu cầu của vị trí việc làm.
5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở và tiếp cận pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Triển khai toàn diện và hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các văn bản, đề án, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và Bộ Tư pháp về công tác truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến,giáo dục pháp luật: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư. Ưu tiên nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đối tượng đặc thù. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở: Thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024; xây dựng mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”; triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ hòa giải viên đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, công tác hòa giải phải đóng góp thiết thực vào việc giữ gìn an ninh, trật tự tại các địa phương, với các số liệu minh chứng rõ ràng, so sánh kết quả đạt được với năm 2024.
- Phối hợp hoàn thiện thể chế về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tiếp tục phối hợp hoàn thiện về việc đánh giá và công nhận các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và chuẩn đô thị văn minh. Hướng dẫn và tổ chức triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022.
- Hoàn thiện thể chế về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bám sát tình hình thực tế và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.
6. Công tác trợ giúp pháp lý
- Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hiệu quả chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng năm 2025 theo hướng dẫn tại Công văn số 7595/BTP-TGPL ngày 31/12/2024 của Bộ Tư pháp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý như: Sử dụng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý để tổng hợp số liệu, thống kê phục vụ công tác báo cáo, thống kê theo quy định; đăng tải Danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn và cập nhật danh sách khi có sự thay đổi theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Công tác bổ trợ tư pháp
- Thực hiện đầy đủ và đảm bảo đúng quy định về việc tiếp nhận, kiểm tra, xác minh hồ sơ và đề nghị Bộ Tư pháp cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghềluật sư theo quy định của pháp luật về luật sư.
- Ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo và có các giải pháp cụ thể triển khai Luật Công chứng năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về công tác chứng thực.
- Có biện pháp triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, các văn án hướng dẫn thi hành Luật Đấu giá tài sản; rà soát, tham mưu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản tại địa phương.
- Thực hiện, tham mưu thực hiện kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền tại địa phương; thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ báocáo về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
8. Công tác hành chính tư pháp
8.1. Công tác hộ tịch, quốc tịch
- Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả những quy định mới của Nghịđịnh số 07/2025/NĐ-CPngày 09/01/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Quyết định số 85/QĐ-BTP ngày 14/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch (quán triệt, tuyên truyền, chỉđạo, có các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện).
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độcác nhiệm vụ trong lĩnh vực hộ tịch được giao theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ động hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, quốc tịch, tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ cơ sở, không để tình trạng đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ vượt cấp.
8.2. Công tác nuôi con nuôi
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức tổng kết 15 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi; Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi trong nước thông qua hoạt động theo kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước.
- Chú trọng triển khai các hoạt động liên ngành nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách và hồ sơ trẻ em cần tìm gia đình thay thế của trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, đảm bảo các trẻ em có nhu cầu cần tìm gia đình thay thế được sống trong môi trường gia đình phù hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác truyền thông, tập trung nâng cao nhận thức quyền trẻ em được sống trong môi trường gia đình thông qua hình thức nuôi con nuôi, là một trong những hình thức chăm sóc thay thế dành cho trẻ em.
9. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
- Kịp thời ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch chuyển đổi số nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động chỉ đạo điều hành, chuyên môn của đơn vị.
- Tăng cường việc gửi, nhận và xử lý văn bản điện tử ký số qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
10. Công tác bồi thường nhà nước
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị địnhsố 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệpvụ công tác bồi thường nhà nước.
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường đang còn tồn đọng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại cũng như lợi ích của Nhà nước; chủ động phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; chủ động dự báo khả năng phát sinh yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án thông qua kết quả rà soát các nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Tư pháp kết quả dự báo để Sở Tư pháp chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chỉ đạo kịp thời trong công tác bồi thường nhà nước.
11. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
- Công tác thanh tra đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp trên.
- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ quan, đơn vị.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tàisản tham nhũng theo quy định. Quan tâm triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để nâng cao nhận thực, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trongphòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
12. Công tác thống kê
- Thực hiện đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo chất lượng các biểu báo cáo thống kê trong tất cả các kỳ báo cáo trong năm theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.
- 100% Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ các biểu báo cáo thống kê bằng biểu mẫu điện tử trên Phần mềm thống kê ngành Tư pháp.
13. Công tác triển khai Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ
- Ban hành chương trình/kế hoạch/văn bản chỉ đạo để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 88/QĐ-BTP ngày 15/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ.
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động của ngành Tư pháp theo đúng Kế hoạch đã được ban hành.
Đối tượng thi đua: Đới với tập thể là Sở Tư pháp và các tập thể trực thuộc Sở Tư pháp.; đối với cá nhân là công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch. Thời gian thực hiện phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ khi Kế hoạch được ban hành đến hết ngày 15/11/2025 và ước tính đến ngày 31/12/2025./.
MH