No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
video
thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 1136
  • Trong tuần: 4 035
  • Trong tháng: 19 167
  • Tất cả: 595701
Lượt xem: 204
Tiêu chuẩn, phương pháp phân loại điều kiện lao động
Ngày 11/02/2025, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Theo đó, Thông tư quy định như sau:

Tiêu chuẩn, phương pháp phân loại điều kiện lao động

Loại điều kiện lao động quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này được đánh giá, xếp loại theo các phương pháp sau:

(1) Phương pháp đánh giá, tính điểm:

Phương pháp này được thực hiện theo quy trình sau:

- Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động, quy mô lấy mẫu:

Việc lấy mẫu đối với mỗi nghề, công việc phải bảo đảm quy mô mẫu theo quy định về thống kê, nghiên cứu, phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu. Sử dụng công thức sau:

                

Trong đó:

n: số lượng mẫu cần xác định

N: quy mô tổng thể (Tổng số người làm nghề, công việc cần đo đánh giá trong ngành, lĩnh vực hoặc trong doanh nghiệp).

e: Sai số cho phép

+ Khi tính cỡ mẫu cho toàn ngành thì sai số e cho phép không quá 10%.

+ Khi tính cỡ mẫu trong một doanh nghiệp cụ thể của từng ngành thì sai số e cho phép không quá 20% đối với doanh nghiệp có dưới 1.000 người lao động làm nghề, công việc được đánh giá; không quá 10% đối với doanh nghiệp có từ 1.000 người lao động trở lên làm nghề, công việc được đánh giá.

- Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

+ Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

+ Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

+ Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

+ Việc áp dụng kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ đối với nhóm yếu tố vệ sinh môi trường lao động phải bảo đảm tính phù hợp về quy mô mẫu, vị trí lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu phù hợp với việc đánh giá phân loại điều kiện lao động.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

          

(2) Phương pháp khác

- Phương pháp thống kê, kinh nghiệm:

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề) đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành để xác định loại điều kiện lao động cho các nghề, công việc được đánh giá.

- Phương pháp kết hợp

Kết hợp phương pháp đánh giá, tính điểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này với phương pháp thống kê, kinh nghiệm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này và lấy ý kiến của bộ quản lý ngành lĩnh vực, các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp kết quả.

- Các phương pháp quy định tại khoản này áp dụng đối với các nghề, công việc sau:

+ Nghề, công việc có yếu tố gây thiệt hại tới tính mạng, sức khoẻ của người lao động nhưng không thể xác định đu 06 yếu tố đặc trưng hoặc không đủ 03 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này.

+ Nghề, công việc có tính chất nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, môi trường: tiếp xúc với hoá chất độc bảng A, phóng xạ.

Căn cứ vào các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, số liệu thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật của nghề, công việc và kết quả tổng hợp theo phương pháp kết hợp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định xếp loại điều kiện lao động đối với các nghề, công việc được đánh giá theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2025/TT-BLĐTBXH này.

Thông tư có hiệu lực có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2025./.

Tấn Hòa

1 2 3 4 5  ... 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH SÓC TRĂNG
(Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 14/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông cấp)
Địa chỉ: 197 Hùng Vương, Phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 02993.825001
Email: banbientap.pbgdplst@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung