No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
video
thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 180
  • Trong tuần: 180
  • Trong tháng: 923
  • Tất cả: 210190
Lượt xem: 151
Xóa tan mâu thuẫn, tranh chấp “trước cổng” công đường
Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án được xây dựng đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay. Đây là giải pháp hữu hiệu, tạo thêm một cơ chế để các bên tự nguyện hòa giải, đối thoại nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp hiệu quả hơn.


Một buổi hòa giải tại tòa. Ảnh C.H

    Kiên trì, tâm huyết trong hòa giải

    Với kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực thanh tra và 20 năm trong hoạt động xét xử đã giúp ông Biện Công Nặng hoàn thành xuất sắc ở vai trò hòa giải viên. Hơn 3 năm trước, ông Nặng đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng nhiệt huyết nghề vẫn còn cháy bỏng và sức khỏe dồi dào. Do vậy, ông đã tiếp tục cống hiến hăng say và tâm huyết khi được xem xét bổ nhiệm làm hòa giải viên (đơn vị Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị). Bằng con mắt “nhà nghề” nhìn thoáng qua hồ sơ vụ việc ông Nặng biết ngay mình cần phải làm gì để đi đến hòa giải thành.

    Theo chia sẻ của ông Nặng, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, khi tiếp xúc người dân luôn cần sự tôn trọng, lắng nghe. Người làm công tác hòa giải đừng bao giờ ngại mất thời gian, hãy để đương sự trình bày hết những vấn đề bức xúc cũng như khúc mắc đang chất chứa trong lòng. Qua đây, có thể tìm được những mấu chốt của vấn đề sâu xa mà đôi lúc có nghiên cứu “nát hồ sơ” vẫn không thể nắm rõ. Quan trọng, trước khi thực hiện hòa giải, ông Nặng luôn giải thích, nêu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp; trình tự thủ tục tố tụng và lợi ích khi thực hiện hòa giải tại tòa án. Để người dân cân nhắc, xem xét lựa chọn hướng giải quyết phù hợp nhất. Bởi lẽ, các tranh chấp (thường tranh chấp đất đai, dân sự) nếu không đồng ý hòa giải thì cuối cùng tòa án cũng sẽ tiến hành bước tiếp theo và xử lý vụ việc theo luật đã định. Khi ấy, các đương sự sẽ mất thời gian, công sức, tiền bạc cho việc đeo đuổi vụ kiện mà kết quả chẳng có gì khả quan. Rồi vụ việc kết thúc, tình làng nghĩa xóm liệu có còn và thâm tình đổ vỡ làm sao để hàn gắn?

    Việc vận động, thuyết phục của ông Nặng luôn thấu tình, đạt lý và tất cả phải dựa trên cơ sở pháp luật. Tùy từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp mà ông có những phương pháp động viên, thuyết phục khác nhau. Quan điểm của hòa giải viên Biện Công Nặng về các vụ án hôn nhân gia đình (mâu thuẫn nhỏ) phải kiên quyết hòa giải đoàn tụ và mong muốn mỗi cặp gia đình trước khi quyết định ly hôn hãy suy nghĩ thấu đáo, hãy tha thứ những lỗi lầm của nhau, nếu có thể.

    Để Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đi vào cuộc sống

    Theo luật, hòa giải viên không phải là cán bộ, công chức tòa án mà chỉ là người được Chánh án TAND tỉnh bổ nhiệm để thực hiện việc hòa giải, đối thoại giữa các bên tranh chấp, giữa người khởi kiện với người bị kiện. Nếu hòa giải, đối thoại không thành thì tòa án mới thụ lý vụ việc để giải quyết theo trình tự tố tụng. Chính những tâm huyết của ông Nặng và những hòa giải viên đã góp phần đưa Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án thực sự đi vào cuộc sống và giảm bớt nhiều gánh nặng cho tòa án trong tình hình tranh chấp ngày càng phát sinh như hiện nay.

    Đồng chí Nguyễn Hoàng Nam - Chánh án TAND huyện Thạnh Trị cho biết, kể từ Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực (ngày 1-1-2021), Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thạnh Trị đã nghiêm túc triển khai; lựa chọn những người có uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải và am hiểu pháp luật để đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên. Đồng thời, cán bộ thực hiện tiếp dân của đơn vị đã nhiệt tình giải thích để người dân hiểu hơn các lợi ích của việc hòa giải, đối thoại tại tòa án. Đơn vị phối hợp tốt với hòa giải viên đảm bảo kịp thời các quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đúng pháp luật. Hiện đơn vị có 2 hòa giải viên và đã thực hiện hòa giải 60 vụ việc (thành 38 vụ; những vụ còn lại vẫn đang tiếp tục hòa giải), chưa phát sinh vụ việc đối thoại tại tòa.

    Thực tế, công tác hòa giải có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống xã hội. Bởi thời gian giải quyết vụ việc nhanh chóng theo tinh thần cải cách tư pháp; tranh chấp hoặc khiếu kiện được giải quyết một cách kín đáo và bảo mật thông tin; người khởi kiện không mất chi phí hòa giải. Trường hợp hòa giải, đối thoại thành sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian của Nhà nướccơ quan, tổ chức, cá nhân; kết quả hòa giải thành được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, tránh được những mâu thuẫn gay gắt trong nhân dân.

    Không những vậy, hoạt động này còn giúp giảm tải công việcáp lực đối với công tác xét xử của tòa án, hạn chế khiếu kiện kéo dài qua nhiều cấp. Theo đồng chí Nguyễn Hoàng Nam - Chánh án TAND huyện, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân thấy được lợi ích của hoạt động này, nhất là tuyên truyền trực tiếp cho đương sự khi nhận hồ sơ khởi kiện. Tiếp tục lựa chọn, xem xét người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên. Đồng thời, đơn vị làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và phân công thẩm phán theo dõi sát từng vụ việc, phối hợp tốt với hòa giải viên từ khi thụ lý vụ việc đến kết thúc. Chánh án TAND huyện sẽ chỉ đạo, kiểm tra sâu sát công tác Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, quan tâm thực hiện chế độ và đề xuất khen thưởng đối với những hòa giải viên có nhiều thành tích đóng góp.

Sớm Mai

Nguồn: soctrang.dcs.vn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH SÓC TRĂNG
(Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 14/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông cấp)
Địa chỉ: 197 Hùng Vương, Phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 02993.825001
Email: banbientap.pbgdplst@gmail.com
Chịu trách nhiệm nội dung